Kết quả tìm kiếm cho "trưng bày sản phẩm OCOP"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 660
Về vùng Bảy Núi dễ dàng bắt gặp những hàng cây thốt nốt trải dài trên cánh đồng lúa xanh mướt, tạo khung cảnh nên thơ, yên bình nơi vùng biên giới Tây Nam Tổ quốc. Cây thốt nốt còn là nguồn nguyên liệu quý, tạo ra các sản vật mang lại giá trị kinh tế cho người dân.
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang được lan tỏa mạnh mẽ tại các địa phương, tuy nhiên việc hợp nhất đơn vị hành chính từ 63 tỉnh, thành phố xuống còn 34 tỉnh, thành mở ra cơ hội phát triển nhưng cũng đặt ra không ít băn khoăn với các chủ thể OCOP. Khi tên tỉnh, thành thay đổi, điều quan trọng là làm sao giữ được giá trị văn hóa, vùng nguyên liệu và thương hiệu truyền thống.
Khởi nghiệp là hành trình phát triển kinh tế, cũng là cách để phụ nữ khẳng định vai trò, vị thế trong gia đình và xã hội. Tại phường Hà Tiên, nhiều phụ nữ đã vươn lên làm chủ cuộc sống từ những ý tưởng nhỏ, nhờ sự đồng hành, tiếp sức thiết thực từ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường cùng các ban, ngành đoàn thể địa phương.
Tranh đá Hoàng Nam của Tổ hợp tác Tranh đá Hoàng Nam (thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú) vừa được tham gia đánh giá, phân hạng Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025 và được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Bước phát triển này góp phần nâng tầm giá trị, đưa sản phẩm tranh đá Thất Sơn vươn xa.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động, việc xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia trở thành ưu tiên hàng đầu của mọi quốc gia. Với Việt Nam - đất nước giàu truyền thống văn hóa và sở hữu cảnh quan thiên nhiên tuyệt mỹ, việc kết hợp quảng bá văn hóa, du lịch (VHDL) quốc gia với xúc tiến thương mại (XTTM) đang được đặt lên hàng đầu. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 18/CT-TTg, ngày 18/6/2025 về việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp XTTM trong và ngoài nước, một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của chiến lược này.
Từ loại trái cây rừng mọc hoang dại, tưởng chừng bỏ đi, anh Đồng Chí Nhân (xã Lê Trì, huyện Tri Tôn) đã dày công nghiên cứu, cho ra thị trường sản phẩm rượu nho rừng và mật nho rừng. Sản phẩm mang hương vị độc đáo, được người tiêu dùng đánh giá cao, có tiềm năng được công nhận sản phẩm OCOP địa phương.
Gần 65% xã mới dự kiến đạt chuẩn nông thôn mới sau sắp xếp, góp phần nâng cao chất lượng sống và phát triển bền vững nông thôn Việt Nam.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên đã ban hành kế hoạch tổ chức triển lãm ảnh đẹp du lịch “Sắc màu Tây Bắc”; Trưng bày, giới thiệu điểm đến du lịch đặc sắc và Liên hoan ẩm thực Tây Bắc. Đây là một trong chuỗi những hoạt động hấp dẫn tại Festival Tinh hoa Tây Bắc - Điện Biên năm 2025.
Với mục tiêu mở rộng thị trường cho nông sản địa phương, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang đã tích cực tổ chức, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong, ngoài tỉnh.
Lễ hội trái cây Nam Bộ lần thứ 21 - năm 2025 với chủ đề “Làm nông giữ gốc - Dân tộc giữ hồn - Hội nhập thời đại” đã chính thức diễn ra ngày 1-6 tại Khu du lịch văn hóa Suối Tiên (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh).
Nhằm đưa sản sản phẩm OCOP, đặc sản An Giang vươn đến các thị trường tiềm năng, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị kết nối giao thương giữa doanh nghiệp (DN) địa phương với đối tác trong, ngoài nước.
Nhằm tăng cường quảng bá, giới thiệu và kết nối sản phẩm OCOP An Giang đến các địa phương, doanh nghiệp (DN) trong cả nước, UBND tỉnh sẽ tổ chức Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL năm 2025, với chủ đề “Liên kết cùng phát triển - An Giang 2025”.